05 Sai lầm hay gặp khi ra quyết định

Chúng ta thường phải cân nhắc rất nhiều các yếu tố mỗi khi đưa ra quyết định để có lựa chọn đúng đắn nhất để tránh sai lầm hay gặp khi ra quyết định. Tuy nhiên, việc ra quyết định phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan, chính vì vậy việc ra quyết định đúng hay sai, yếu tố chủ quan cũng chiếm phần nhiều nguyên do. Để tránh rơi vào những tình huống đó, hãy cùng Proateco tìm hiểu 5 sai lầm phổ biến mà mọi người thường gặp phải khi đưa ra quyết định nhé!

1. Quá tự tin vào kinh nghiệm của quá khứ

Cẩn thận và có phương pháp trong việc ra quyết định là cơ sở để chúng ta có thể tạo dựng danh tiếng về chuyên môn và phán đoán tốt. Tự tin trong công việc được trau dồi qua những thành công trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, khi trở nên tự tin hơn, ít dựa vào phân tích mà nhiều hơn vào “cảm tính” – đây là nơi sự cẩu thả, sai lầm và “kiêu ngạo” có thể len ​​lỏi vào, từ đó rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm.

Top 5 sai lầm thường mắc phải khi ra quyết định
Quá tự tin vào kinh nghiệm của quá khứ

Các lãnh đạo thường dựa vào kinh nghiệm của mình, điều đó hữu dụng, nhưng thật ra lại rất nguy hiểm. Không nên quá đề cao kinh nghiệm, bởi vì những kinh nghiệm có được chưa chắc phù hợp với tình hình hiện tại. Do đó, lãnh đạo cần phải có một “tâm lý mở” để có thể cập nhật tình hình, tìm hiểu đồng nghiệp mới cũng như những tài nguyên có trên “đất mới”.

Tóm lại, tự tin là một phẩm chất tốt nhưng không nên xem nhẹ các thông tin từ bên ngoài. Và kinh nghiệm trong quá khứ chưa hẳn đã áp dụng được trong hiện tại vì tình hình có thể đã thay đổi.

2. Ra quyết định vội vàng

Đôi khi chúng ta bị gây sức ép để ra quyết định một cách vội vàng, khi chưa suy xét kỹ và chưa có những thông tin đầy đủ. Nhưng đôi khi cũng do quá tự tin nên đưa ra quyết định quá vội vàng. Chính vì vậy, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng đối với bất kì nhà quản lý và lãnh đạo.

3. Ra quyết định khi không có mục đích, mục tiêu rõ ràng

Có một mục đích, mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người ra quyết định biết được mình mong đợi điều gì, mục đích này sẽ có ảnh hưởng như thế nào, từ đó, dẫn đường cho một quyết định. Tuy nhiên, khi chưa có mục đích và không mong đợi một kết quả rõ ràng, sẽ rất khó để có thể ra quyết định đúng. 

Bên cạnh đó, không có mục tiêu chi tiết sẽ khiến người ra quyết định mất đi khả năng phân tích rủi ro và ra quyết định khi mà không có cái gì để “soi đường dẫn lối” cho quyết định ấy. Hơn nữa, nếu có mục đích và quy trình ra quyết định rõ ràng thì việc thuyết phục mọi người ủng hộ quyết định đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4. Người ra quyết định có tầm nhìn hạn hẹp

Tầm nhìn có thể kết nối với việc bạn trả lời chính xác cho câu hỏi “ bạn muốn đi đến đâu?” và “mục tiêu của bạn là gì?” “có phù hợp và khả thi không?”. Muốn nắm bắt được cơ hội cần phải có năng lực phán đoán nhạy cảm và khả năng hành động dứt khoát, nó không liên quan đến học vị và tri thức. Cơ hội chỉ đến một lần, nếu không nắm lấy nó chúng ta sẽ không thể thành công.

Các sai lầm cần tránh khi đưa ra quyết định
Người ra quyết định có tầm nhìn hạn hẹp

Quả là tiếc cho những lãnh đạo không thể cho ra quyết định đúng lúc vì họ không nắm được cơ hội ngay trước mắt. Họ không có khả năng nhìn nhận tình hình từ nhiều góc độ, thật khó cho họ có thể thành thạo trong việc nhìn thấy những nguy cơ trong tương lai và đưa ra quyết định để ngăn chặn nó.

5. Nhận thức thiên vị khi ra quyết định

Nhiều người nghĩ mình đã khách quan, công bằng mà không xem xét các thông tin có sẵn để đưa ra kết luận hợp lý về một vấn đề. Họ ra quyết định thường dựa vào đức tin, niềm tin, cảm nhận có sẵn của bản thân về sự việc, hiện tượng, con người..  

Đôi khi “làm theo trực giác” có thể là điều đúng đắn, nhưng cần đảm bảo rằng linh cảm dựa trên thông tin đã thu thập một cách có hệ thống. Tuy nhiên, nếu quá tin tưởng vào ý kiến ​​của riêng mình, bác bỏ thông tin trái với bạn nghĩ, bạn có thể mắc phải thiên kiến ​​xác nhận. Điều này có thể khiến bạn đưa ra quyết định tồi, vì bạn không tính đến tất cả các thông tin có liên quan và không dựa trên các mối tương tác với các sự việc, hiện tượng chung quanh. 

Trên đây là 5 sai lầm khi đưa ra quyết định, để cải thiện quá trình ra quyết định, hãy cân nhắc những nguồn mà bạn có xu hướng dựa vào khi đưa ra quyết định và chủ động tìm kiếm những nguồn mới. Để đưa ra các quyết định hợp lý hơn bạn nên nghĩ mình chỉ là người quan sát từ bên ngoài chứ không phải là người trong cuộc. Đừng bao giờ chủ quan và trông chờ vào may mắn. 

Xem thêm tại: https://proateco.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *