Chắc hẳn bất kỳ ai trong đời cũng sẽ gặp phải tình trạng cần phải phát biểu, trình bày trước đám đông, chẳng hạn như học sinh, sinh viên thuyết trình trước lớp, người đi làm thì trình bày với sếp, với đối tác hoặc nhân viên của mình trong một buổi họp, cuộc hội nghị. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thuyết trình trước đám đông một cách tự tin để trình bày được trôi chảy, mạch lạc. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Proateco chia sẻ về lưu ý khi thuyết trình nhé!
03 lưu ý “vàng” trong khi thuyết trình
Phong thái tự tin
Kỹ năng thuyết trình tự tin sẽ giúp người nói truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng, đầy đủ và hiệu quả hơn. Người nói tự tin cũng sẽ tạo được sự tin tưởng và thu hút sự chú ý của người nghe.
Khi bạn tự tin vào bản thân mình cũng như thông tin chuẩn bị cung cấp đến người nghe sẽ giúp bạn có được phong thái thuyết trình thu hút. Bạn hoàn toàn có thể giao tiếp ánh mắt và luôn mỉm cười trong quá trình thuyết trình để người nghe cảm thấy sự tập trung, tâm huyết của bạn. Điều này sẽ giúp người nghe có cảm giác được trân trọng hơn và chú ý vào bài thuyết trình của bạn.
Chú ý tốc độ nói
Thật dễ dàng khi bạn muốn đọc lại một câu hoặc đoạn văn trong một cuốn sách. Tuy nhiên, trong một bài thuyết trình trực tiếp, người nghe không thể muốn nghe lại lúc nào cũng được. Ở vị trí là người thuyết trình, bạn cần duy trì tốc độ nói vừa phải, cho phép người nghe có thời gian tiếp thu nội dung. Khi bạn giảm tốc độ nói, giọng nói của bạn sẽ mang nhiều năng lượng và trở nên đáng tin cậy hơn.
Tốc độ lý tưởng khi trình bày 120 đến 160 từ một phút, nhưng tốt nhất bạn hãy căn chỉnh tốc độ nói sao cho phù hợp với bài nói. Bạn cần nói từ tốn và nhấn nhá những nội dung quan trọng. Đồng thời, bạn nên lược bớt các tiểu tiết trong slide để tiết kiệm thời gian bằng cách luyện tập bài thuyết trình đó trước khi trình bày chính thức trước đám đông.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng giao tiếp hiện đại
Hạn chế sử dụng từ đệm
Một trong những lỗi sai cơ bản của chúng ta thường mắc phải chính là sử dụng quá nhiều từ đệm trong câu nói khi diễn thuyết. Đôi khi người nghe thậm chí còn đếm chúng, và người nghe có thể đánh giá người thuyết trình về khả năng nói. Nó làm người nghe mất tập trung vào những thông điệp được truyền tải. Nếu người nói quan tâm đến thông điệp của mình, cẩn thận diễn đạt một cách mạch lạc.
Tuyệt đối tránh sử dụng các từ “À, ừm, thì, là, mà…”. Thay vì sử dụng quá nhiều từ đệm kể trên, bạn có thể im lặng vài giây và hít một hơi để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục. Từ chính những cuộc hội thoại hằng ngày, bạn hãy tự nhắc bản thân hạn chế sử dụng những từ đệm vào câu chuyện. Bạn sẽ cải thiện được đáng kể khả năng thuyết trình khi bạn từ bỏ được thói quen không tốt này.
Luyện tập là chìa khóa cho kỹ năng thuyết trình ấn tượng
Ngay cả những người giàu kinh nghiệm nói trước đám đông cũng cần phải luyện tập rất nhiều. Để tránh các lỗi gặp phải khi thuyết trình thì bạn không thể không luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần. Do đó, hãy trình bày trước bài phát biểu của mình để xác định xem bạn đã chuẩn bị nội dung một cách chặt chẽ và rõ ràng hay chưa.
Để tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong trường hợp không có đủ điều kiện về môi trường thực hành, bạn có thể ghi âm những gì mình trình bày rồi nghe lại. Điều này giúp bạn tự đánh giá và phát hiện những lỗi sai sót, những điểm chưa ổn để khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân. Khóa học Kỹ năng thuyết trình của Proateco là lựa chọn đáng tin cậy để các bạn học viên nâng cao khả năng thuyết trình của mình. Từ đó có thể làm chủ và tự tin đưa ra những lời nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất khi diễn thuyết trước đám