5 sai lầm dẫn đến thất bại trong hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến trong quá trình này, khiến doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là 5 sai lầm cần tránh trong quá trình hoạch định chiến lược.

1. Không có chiến lược rõ ràng

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhà quản lý và doanh nghiệp thường mắc phải là hoạt động mà không có một chiến lược rõ ràng. Nếu có kế hoạch chi tiết về vận hành và sản xuất, nhưng thiếu một chiến lược tổng thể, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất phương hướng, không biết phải tập trung vào đâu để phát triển dài hạn. Do đó, xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng và cách thức cạnh tranh để xây dựng một chiến lược phù hợp.

2. Không tham khảo ý kiến từ nhiều bên

Rất nhiều kế hoạch hoàn hảo khi vừa bắt đầu đã thất bại chỉ vì thiếu sự đóng góp ý kiến của các bên, điển hình nhất là không lấy ý kiến người tiêu dùng – người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Hoặc chỉ thu thập ý kiến từ các cuộc khảo sát, phỏng vấn hoặc nhóm tập trung trong giai đoạn đầu hoặc cuối của quá trình hoạch định. Điều này tuy cần thiết nhưng không đủ để gắn kết cộng đồng vào quá trình lập chiến lược. Hãy đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia vào quá trình sáng tạo giải pháp, khi họ được tham gia đóng góp, họ sẽ có xu hướng ủng hộ và gắn kết với kế hoạch hơn.

3. Chiến lược không được triển khai cụ thể

Một chiến lược không nên chỉ nằm trong đầu của CEO hay nhóm quản lý cấp cao mà cần được truyền tải và toàn bộ tổ chức hiểu rõ. Nếu nhân viên không biết rõ về chiến lược của công ty, họ sẽ không thể định hướng công việc theo đúng mục tiêu. Do đó, cần đảm bảo chiến lược được truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược
Không triển khai chiến lược cụ thể

Một chiến lược tốt sẽ không có ý nghĩa nếu không được thực hiện một cách kỷ luật và bền vững. Nhiều doanh nghiệp lập chiến lược rất chi tiết, nhưng khi thực hiện lại không theo sát kế hoạch, dẫn đến sự thiếu nhất quán giữa hoạch định và triển khai. Hãy đảm bảo chiến lược được chuyển hóa thành các hành động cụ thể và luôn được theo dõi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

4. Thiếu tính linh hoạt trong chiến lược

Nếu hoạch định chiến lược của bạn quá cứng nhắc, không linh hoạt, doanh nghiệp sẽ không thể phản ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường và các yếu tố ngoại vi. Do đó, chiến lược của bạn cần phải có tính linh hoạt để điều chỉnh khi cần thiết, giúp doanh nghiệp luôn sẵn sàng đối mặt với những biến động.

5. Không giám sát việc thực hiện kế hoạch

Cuối cùng, một sai lầm phổ biến trong lập kế hoạch chiến lược là không theo dõi việc thực hiện kế hoạch chiến lược và kế hoạch công việc. Nếu thực hiện kế hoạch không được theo dõi chặt chẽ rất dễ đi chệch khỏi kế hoạch ban đầu và không còn chú ý đến mục tiêu cuối, do đó, phải có quy trình theo dõi để đảm bảo các hành động được thực hiện hiệu quả và kết quả phù hợp với kỳ vọng. Để tránh sai lầm này, nhà quản lý nên thiết lập các cơ chế theo dõi rõ ràng như KPI để giám sát việc thực hiện kế hoạch. Các mục tiêu được theo dõi thường xuyên và các kế hoạch được điều chỉnh khi cần thiết.

Doanh nghiệp cần tránh những sai lầm phổ biến như: không có chiến lược rõ ràng, không tham khảo ý kiến các bên, và thiếu tính linh hoạt hay không giám sát việc thực hiện kế hoạch để có thể xây dựng hoạch định chiến lược thành công. Việc truyền đạt rõ ràng chiến lược và triển khai nó thành hành động cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm tại: https://proateco.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *