Để truyền đạt được thông tin của bạn đến người nghe và thuyết phục họ là một kỹ năng không hề dễ. Với người đi làm, đặc biệt là ở những vị trí quản lý, lãnh đạo, việc thuyết trình trước đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng đã không còn quá xa lạ. Tuy vậy, trong những năm đầu sau khi bắt đầu công việc, bạn có thể chưa biết bắt đầu từ đâu, phải chuẩn bị những gì để phần trình bày đạt kết quả tốt nhất. Hãy cùng Proateco tìm hiểu chi tiết về vai trò của kỹ năng thuyết trình và các bước xây dựng bài thuyết trình hiệu quả nhé!
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Với tốc độ phát triển của nền kinh tế – xã hội hiện nay, thị trường lao động đã có thêm nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với người lao động. Bên cạnh năng lực chuyên môn nghề nghiệp, đa số các doanh nghiệp đều đòi hỏi nhân sự cần có thêm các kỹ năng mềm cần thiết khác, trong đó bao gồm cả kỹ năng thuyết trình. Đây là một trong những kỹ năng giúp bạn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thái độ và hành vi của người nghe đều có mối quan hệ mật thiết với khả năng thuyết trình của bạn. Nếu bạn có khả năng truyền đạt nội dung cũng như thông điệp của bài thuyết trình một cách logic và thuyết phục, bạn sẽ có thể khiến người nghe chăm chú lắng nghe bài thuyết trình của bạn hơn!
7 bước giúp bài thuyết trình của bạn thu hút người xem
Bước 1: Xác định rõ vấn đề nội dung thuyết trình
Trong cuộc sống nói chung và kinh doanh nói riêng, chúng ta không thể làm được việc gì khả quan nếu như không có một mục tiêu cụ thể. Thuyết trình cũng vậy, nếu muốn thành công, bạn phải xác định mục tiêu cụ thể để nội dung bài thuyết trình của bạn sẽ luôn đi đúng hướng, tránh bị lan man, rời rạc, thiếu sức thuyết phục.
Đó cũng chính là sai lầm khi thuyết trình mà nhiều bạn trẻ ngày nay mắc phải. Nếu muốn bài thuyết trình thu hút được sự chú ý từ người nghe thì người thuyết trình cần phải nắm rõ được thông tin chuẩn bị trình bày.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Thu thập thông tin và xử lý thông tin là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong các bước xây dựng bài thuyết trình nhằm mang lại hiểu biết cho con người.
Nhìn vào bối cảnh cụ thể, thu thập thông tin trong hoạt động xây dựng bài thuyết trình được hiểu là việc tập hợp các nguồn thông tin phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ tạo dựng nội dung thuyết trình phù hợp.
Bước 3: Tạo bố cục slide thuyết trình
Thuyết trình không giống như đưa cho các khán giả một quyển sách. Khi bạn đã nói xong một phần, bạn chuyển sang phần kế tiếp và khán giả không có quyền “lật lại trang trước” để đọc. Các slide thuyết trình cũng không giống như từng trang sách để kết nối với nhau bằng câu chữ.
Bố cục slide thuyết trình cần có các thành phần, nội dung có trên slide như: nội dung chính, tiêu đề, hình ảnh,….sao cho chặt chẽ, hài hòa, bắt mắt và truyền tải được nội dung, ý tưởng một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Bước 4: Slide thuyết trình đẹp, chuyên nghiệp
Muốn slide thu hút sự chú ý của người xem, bạn cần phải truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và ngắn gọn. Việc để quá nhiều thông tin trên slide sẽ khiến người nghe mất tập trung vì họ không biết đâu là điểm mấu chốt trong bài thuyết trình.
Khi thiết kế, người dùng nên chọn hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung và bố trí các yếu tố trên slide một cách hài hòa. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh vì sẽ làm người nghe mất đi sự tập trung vào thông điệp chính.
Bước 5: Luyện tập trước khi thuyết trình
Thực tế, những người thuyết trình giỏi đã phải tích cực học hỏi, rèn luyện không ngừng chứ không phải là do tài năng sẵn có của họ. Muốn thành thạo kỹ năng thuyết trình để phục vụ tốt cho việc học hay việc kinh doanh trước mắt, chúng ta cần phải quyết tâm và tích cực học hỏi, rèn luyện không ngừng!
Bước 6: Chuẩn bị để trả lời cho những câu hỏi
Sau khi thuyết trình, diễn giả nên dành một chút thời gian để thính giả có thể đặt câu hỏi. Phần hỏi đáp không kém phần quan trọng như thuyết trình, vậy nên người diễn thuyết cần nắm rõ thông tin để trả lời câu hỏi thật tốt.
Khi được đặt câu hỏi, bạn cần bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời và nên trả lời từng câu hỏi một để tránh việc đưa ra thông tin bị loạn khiến người nghe cảm thấy mất hứng thú.
Bước 7: Kiểm tra không gian và thiết bị trước khi thuyết trình
Trước mỗi buổi thuyết trình, bạn phải là người đến sớm đầu tiên để bao quát và kiểm tra lại toàn bộ không gian cũng như các thiết bị nghe nhìn, các thiết bị hỗ trợ bạn trong buổi thuyết trình, các văn bản, giấy tờ quan trọng,… xem còn thiếu gì không và có thiết bị nào bị hỏng hóc hay không.
Thiết bị gặp lỗi không những ảnh hưởng đến thời gian thuyết trình mà còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Thậm chí, những lỗi kỹ thuật nghiêm trọng có thể buộc bạn phải kết thúc buổi thuyết trình dù chưa truyền đạt được thông tin quan trọng đến người nghe.
Làm chủ khả năng diễn thuyết của bạn qua khóa học Kỹ năng thuyết trình của Proateco
Để giúp học viên cải thiện khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và ấn tượng. Proateco chúng tôi đã thiết kế khóa học kỹ năng thuyết trình với nhiều lợi ích đem lại hiệu quả tối ưu cho học viên. Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và thuyết trình của chúng tôi sẽ hướng dẫn học viên học được cách xây dựng và trình bày các bài thuyết trình đơn giản và hiệu quả.
Sau hoàn thành khóa học, học viên sẽ tự tin hơn trong việc truyền đạt thông điệp của mình, không chỉ làm chủ kỹ năng thuyết trình mà còn được trau dồi thêm kỹ năng thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp và gia tăng mức độ ảnh hưởng của cá nhân trong mọi lĩnh vực.
>>> Xem thêm: https://proateco.com/