Tầm quan trọng của kiểm soát cảm xúc trong công việc và cuộc sống

Kiểm soát cảm xúc là quá trình cân bằng cảm xúc của bản thân trong mọi trường hợp, luôn hành động theo lý trí mà không bị chi phối bởi cảm xúc. Đây là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp con người quản lý hành vi, đưa ra quyết định tốt hơn và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. 

Làm chủ được cảm xúc trong mọi tình huống sẽ mang tới cho bạn nhiều lợi ích. Dưới đây là những lý do tại sao kiểm soát cảm xúc lại quan trọng trong cuộc sống:

1. Cải thiện khả năng ra quyết định

Trong công việc, những người luôn bị cảm xúc chi phối sẽ không dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn, có thể gây ra những sai lầm và hệ quả khó lường. Bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài sẽ cho người khác thấy mình là người tính khí thất thường thiếu chín chắn và không đáng tin cậy, tín nhiệm.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát được cảm xúc, bạn sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn, không bị cảm xúc tiêu cực hoặc tức giận làm mờ lý trí, đặc biệt là đối với lãnh đạo. Điều này vô cùng quan trọng trong các tình huống căng thẳng hoặc khi đối mặt với áp lực.

2. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, kiểm soát được cảm xúc giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ thuận lợi hơn, tránh những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống. Nền tảng cho mối những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững là biết lắng nghe, thể hiện thái độ đúng mực và cư xử khéo léo.

Thể hiện cảm xúc thái quá có thể là yếu tố dẫn đến kết thúc mối quan hệ nhanh nhất, bởi khi giận dữ chúng ta sẽ có những lời nói, thái độ và hành vi làm tổn thương, thậm chí xúc phạm đến người khác. Đặc biệt, nếu đó là trong công việc, trường hợp nghiêm trọng nhất bạn sẽ bị đuổi việc.

3. Giảm căng thẳng và lo âu, hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý, thể chất

Cảm xúc là trạng thái tinh thần và cảm nhận cá nhân mà mỗi người phải trải qua hàng ngày, có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức và áp lực, nếu không biết cách quản lý cảm xúc tiêu cực và căng thẳng, bạn có thể có những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và căng thẳng. Khi nhận biết và kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn sẽ ứng phó hiệu quả hơn với các tình huống căng thẳng. Đồng thời, cũng giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý, cải thiện tâm trạng và tạo ra cảm giác hạnh phúc, thoải mái và một trạng thái tích cực hơn.

Giảm căng thẳng và lo âu, hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý, thể chất
Giảm căng thẳng và lo âu, hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý, thể chất

Ngoài ra, cảm xúc có mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe tâm lý, thể chất của mỗi người. Trường hợp gặp cảm xúc tiêu cực, sự nóng nảy, tức giận, buồn bã, thậm chí là tuyệt vọng có thể gây nên một số bệnh lý như đau bao tử, đau đầu, rối loạn nhịp tim,…Trái ngược với cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tích cực sẽ giúp sản sinh ra những hormones hạnh phúc giúp tăng hệ miễn dịch, thư giãn các cơ, giảm đau nhức xương khớp, điều hòa các hoạt động trong cơ thể. 

Tóm lại, kiểm soát cảm xúc giúp bạn duy trì trạng thái tinh thần ổn định, từ đó giảm bớt căng thẳng, lo âu và các cảm xúc tiêu cực. Điều này có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. Thúc đẩy sự đồng cảm, giảm thiểu xung đột

Cảm xúc có thể tăng lên trong các cuộc tranh luận khiến bạn khó kiểm soát được lời nói, thái độ và hành vi. Việc nổi nóng, cáu gắt không phải là giải pháp, vì khi đó bạn có thể sẽ đưa ra những quyết định thiếu khách quan. Thay vào đó, thái độ bình tĩnh và cách cư xử khéo léo mới giúp bạn tìm được hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng nhất. 

Quản lý cảm xúc giúp bạn dễ dàng hiểu được cảm xúc của người khác, gia tăng sự đồng cảm, từ đó, giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn không đáng có trong công việc – nhất là khi bạn phải đối mặt với những người làm việc thiếu trách nhiệm. 

Kiểm soát cảm xúc
Thúc đẩy đồng cảm, giảm thiểu xung đột

Trong công việc và cuộc sống, bạn cần học cách làm chủ cảm xúc của bản thân. Kiểm soát tốt cảm xúc giúp đánh giá khách quan các vấn đề và đưa ra quyết định một cách sáng suốt nhất, tránh tình trạng đưa ra những quyết định, ý kiến phiến diện. 

5. Tăng hiệu quả làm việc 

Người không kiểm soát được cảm xúc sẽ đối mặt với cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt. Tình trạng này về lâu dài có thể gây suy giảm trí nhớ khiến bạn dễ bị lơ đễnh, gặp nhiều sai sót trong công việc.

Vì vậy, kiểm soát cảm xúc giúp bạn tập trung hơn vào nhiệm vụ, không bị phân tâm bởi những cảm xúc không cần thiết. Điều này giúp cải thiện hiệu suất công việc và học tập, đặc biệt là trong những tình huống đòi hỏi sự kiên nhẫn và tư duy logic.

6.Giúp đạt được mục tiêu cá nhân

Nếu học được cách kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ dễ thăng tiến trong sự nghiệp, đạt được những mục tiêu đã đưa ra, đồng thời, nhận được sự tin yêu, nể phục của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, người kiểm soát được cảm xúc cũng gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống thay vì phải đối mặt với mâu thuẫn và phiền toái.

Kiểm soát cảm xúc không chỉ giúp duy trì trạng thái tâm lý ổn định mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và tạo dựng những mối quan hệ vững chắc. Đồng thời, là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công. giúp con người phát triển toàn diện.

Xem thêm tại: https://proateco.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *