6 tips trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi khó

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài những câu hỏi thông thường mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn còn phải đối diện với những câu hỏi khó. Những câu hỏi này thường nhằm đánh giá khả năng xử lý tình huống và phản xạ nhanh nhạy của bạn. Dưới đây là một số cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi khó giúp bạn tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng.

1. Khi bạn không hiểu rõ câu hỏi, hãy yêu cầu giải thích rõ ràng hơn

Không phải lúc nào câu hỏi cũng được đặt ra một cách rõ ràng và dễ hiểu. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về ý nghĩa của câu hỏi, đừng ngần ngại yêu cầu nhà tuyển dụng giải thích thêm. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ câu hỏi hơn mà còn thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn.

Ví dụ: “Đây là một câu hỏi rất hay, nhưng tôi chưa chắc chắn về cách hiểu . Anh/chị có thể làm rõ hơn về câu hỏi này được không?”

2. Sử dụng các thuật ngữ linh hoạt có lợi cho bạn

Những câu hỏi về thất bại thường là thách thức lớn trong khi tìm việc cũng như trong khi phỏng vấn, như “Hãy mô tả lần gần đây nhất bạn gặp thất bại và bạn đã làm gì để khắc phục?” Thay vì đề cập đến một thất bại nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuật ngữ “thất bại” để biến tình huống có lợi cho mình.

Ví dụ: “Tôi từng thất bại trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Trong một tuần làm việc quá sức, tôi đã hy sinh thời gian cá nhân để đảm bảo tiến độ công việc, điều này đã mang lại lợi ích cho công ty.

3. Thái độ quan trọng hơn lời nói

Không phải lúc nào bạn cũng có câu trả lời hoàn hảo cho mọi câu hỏi. Tuy nhiên, cách bạn xử lý câu hỏi lại quan trọng hơn nhiều so với việc bạn có trả lời chính xác hay không. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận điều đó một cách tự tin và tích cực.

Bật mí cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi khó
Thái độ quan trọng hơn lời nói trong những trường hợp nguy hiểm

Ví dụ: “Nếu tôi được giao làm việc với phòng quảng cáo, tôi sẽ rất hào hứng khám phá những cơ hội mới và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Tôi luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức và không ngại thử sức với những nhiệm vụ mới.”

4. Trả lời ngắn gọn và chuyển hướng câu hỏi

Nếu bạn gặp câu hỏi không phù hợp, như “Bạn có dự định nghỉ việc để chăm sóc gia đình trong tương lai không?”, cách tốt nhất là trả lời ngắn gọn và chuyển hướng câu hỏi về kỹ năng hoặc kinh nghiệm của bạn.

Ví dụ: “Hiện tại, tôi không có kế hoạch nghỉ việc. Tôi rất háo hức sử dụng kinh nghiệm của mình để phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này và đóng góp nhiều hơn cho công ty.”

5. Sử dụng ngữ điệu và tạm dừng để suy nghĩ

Một trong những cách thông minh khi được hỏi một câu hỏi không ngờ tới là sử dụng ngữ điệu và tạm dừng một chút trước khi trả lời. Hãy mỉm cười và trả lời với giọng điệu bình tĩnh, điều này cho phép bạn thu thập ý tưởng, suy nghĩ kỹ lưỡng và giúp bạn giữ được sự tự tin trong suốt cuộc phỏng vấn.

6. Kết thúc câu trả lời bằng thái độ tích cực

Ngay cả khi câu trả lời của bạn không hoàn hảo, hãy cố gắng kết thúc bằng một thái độ tích cực và tạo cơ hội cho các câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ: “Tôi đã nghe nhiều điều tích cực về các chỉ số kinh doanh của công ty trong quý này và mong muốn được làm việc tại công ty.”

Việc trả lời các câu hỏi khó trong phỏng vấn không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu bạn bình tĩnh và áp dụng các chiến lược thông minh, bạn sẽ dễ dàng vượt qua và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy luôn nhớ kết thúc bằng một nụ cười tự tin và một thái độ tích cực.

Xem thêm tại: Proateco

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *