Ai trong chúng ta cũng đã không ít lần cảm thấy hối hận vì những phút giây không làm chủ được cảm xúc của mình mà làm người khác tổn thương hay ảnh hưởng đến công việc. Bởi vậy kiềm chế cảm xúc rất quan trọng trong cuộc sống. Hãy cùng Proateco tìm hiểu về cách kiểm soát cảm xúc khi dạy trẻ để giúp cha mẹ và con cái trở nên gắn kết hơn nhé!
Thế nào là kiểm soát cảm xúc?
Kiểm soát cảm xúc là khả năng nhận diện và điều chỉnh cảm xúc của bạn và phản ứng theo cách linh hoạt và có thể chấp nhận được về mặt xã hội và cũng có một mức độ kiểm soát nhất định đối với các phản ứng tự phát . Kiểm soát cảm xúc bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực, tuy nhiên, nó thường đề cập đến những nỗ lực của một cá nhân nhằm quản lý việc tạo ra, thể hiện hoặc trải nghiệm những cảm xúc và xung lực đặc biệt gây rối loạn có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Điều này được cho là được thực hiện thông qua việc sử dụng các chiến lược nhận thức hoặc hành vi.
4 cách dạy con cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả
Dạy con cách biểu đạt cảm xúc
Việc thể hiện cảm xúc và được chấp nhận và xác nhận là điều quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn. Và có cả một loạt các cảm xúc có cảm nhận! Trong khi nhiều người lớn xem cảm xúc là tốt hay xấu, sự thật là cảm xúc không tốt hay xấu — chúng chỉ là như vậy. Cảm xúc là một món quà. Để trở thành một cá nhân cân bằng, người trải nghiệm đầy đủ các trải nghiệm của con người, cuối cùng chúng ta sẽ trải nghiệm đầy đủ các cảm xúc đi kèm với sự tồn tại đó.
Dạy con biết lắng nghe
Không phải lúc nào trẻ cũng có thể lắng nghe lời nói của người khác. Thực tế, đa số trẻ sẽ có biểu hiện không tuân thủ vào khoảng 24 tháng tuổi khi các con bắt đầu thích khám phá và độc lập. Lúc này, các con đã bắt đầu nhận ra rằng không phải lúc nào mong muốn của cha mẹ cũng phù hợp với sở thích cá nhân. Trẻ thường xuyên nói “không” đòi hỏi, kén ăn hay thậm chí nổi cơn giận dỗi, quấy khóc khi ý muốn không được đáp ứng.
Trẻ sẽ có hội phát triển thêm những kỹ năng quan trọng dưới đây nếu được trang bị kỹ năng lắng nghe tích cực:
- Giao tiếp hiệu quả: Có khả năng tập trung vào lời nói và thấu hiểu quan điểm, cảm xúc của người nói.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ: Các con sẽ tiếp xúc với những từ vựng mới, từ đó dần hiểu được ngữ cảnh để sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Kỹ năng ngôn ngữ cũng phát triển khi trẻ hoàn tập trung lắng nghe và chú ý để biểu cảm của người nói.
- Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm: Khi trẻ biết cách lắng nghe những người xung quanh mình, các con sẽ dần thấu hiểu những vấn đề của mình của người khác. Từ đó, trẻ biết cách điều chỉnh hành vi của mình để có thể làm việc nhóm việc của mình để có thể làm việc hòa hợp với các bạn trong nhóm.
Hướng dẫn con cách xử lý tình huống
Cuộc sống hiện đại đầy rẫy những thay đổi nhanh chóng và khó lường, con trẻ phải đối mặt với nhiều tình huống, trong đó có nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần có kỹ năng xử lý tình huống để đối mặt và giải quyết những tình huống phức tạp này.Khi con đến độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học, bố mẹ và thầy cô không thể nào luôn theo sát con 24/24. Con sẽ phải tiếp xúc với nhiều tình huống ngoài xã hội và học cách xử lý tình huống cũng là cách để bảo vệ con. Ngoài ra kỹ năng sống xử lý tình huống giúp trẻ phát triển kỹ năng tự chủ và trở thành người độc lập. Khi trẻ biết cách giải quyết các tình huống khó khăn một cách độc lập, con sẽ trở nên tự tin hơn và có thể đưa ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống – đây là bước đầu để con có thể trở thành một người lãnh đạo giỏi trong tương lai.
- Trẻ sẽ học được cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình
- Tăng cường khả năng tự tin và sự dũng cảm để vượt qua những khó khăn.
- Xây dựng sự tự tin để xử lý mọi tình huống.
- Cải thiện khả năng giao tiếp.
- Phát triển tư duy logic và sắc bén.
- Trở nên linh hoạt và năng động hơn.
Cho trẻ biết hậu quả của việc không kiềm chế cảm xúc
Dạy con nên hành động và suy nghĩ một cách tích cực để có thể cân bằng cảm xúc và suy nghĩ mọi chuyện một cách nhẹ nhàng hơn. Đừng để những suy nghĩ và hành động tiêu cực lấn át bản thân dẫn tới những hành động sai lầm, gây hối hận về sau. Một số hậu quả nghiêm trọng khi không kiểm soát được cảm xúc gây cho sức khỏe bao gồm:
- Đau nửa đầu: Lo lắng, stress kéo dài gây giảm lượng máu lưu thông lên não, về lâu dài, việc này có thể gây nên tình trạng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.
- Các bệnh về tiêu hóa: Khi không kiểm soát được cảm xúc gây ra tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, việc này khiến rối loạn nhu động ruột, gia tăng dịch vị, giảm khả năng hấp thu, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn nhu động ruột, các vấn đề về tiêu hóa khác.
- Vấn đề về tim mạch: Tiêu cực có thể làm gia tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và các vấn đề khác.
- Bệnh lý về phổi: Tức giận khiến lưu lượng máu dẫn tới phổi bị rối loạn, gây ra sự bất thường trong quá trình trao đổi khí. Nhiều người thường bị khó thở, ngột ngạt khi gặp chuyện sốc hoặc tức giận.
- Các bệnh tâm lý, tâm thần: Khi cảm xúc không được kiểm soát trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về tâm lý như rối loạn âu lo, rối loạn cảm xúc, trầm cảm,…
Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng không chỉ giúp trẻ đối mặt với thử thách mà còn xây dựng mối quan hệ gắn kết trong gia đình. Khi cha mẹ biết cách dạy con nhận diện và điều chỉnh cảm xúc, trẻ sẽ phát triển tự tin, độc lập và biết cách giải quyết vấn đề. Hành trình dạy trẻ kiểm soát cảm xúc cần kiên nhẫn và nhất quán. Chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc nuôi dạy con trưởng thành và mạnh mẽ hơn mỗi ngày!
Xem thêm tại: https://proateco.com/