Hàng ngày, chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức, áp lực và cách ta phản ứng với những tình huống này sẽ quyết định phần lớn chất lượng cuộc sống.
Hãy cùng Proateco tìm hiểu về cách kiểm soát cảm xúc và những phương pháp hữu ích để rèn luyện kỹ năng này, giúp bạn duy trì sự bình tĩnh, tự tin và hiệu quả trong mọi tình huống, từ đó sống cân bằng và trọn vẹn hơn nhé!
1. Thực hành các bài tập thở, thiền hoặc yoga.
Hãy thử các bài tập giảm căng thẳng có ích trong việc làm dịu tâm trí, chẳng hạn như hít thở sâu, yoga hoặc thiền. Điều này sẽ giúp hạ huyết áp và chuyển hướng những suy nghĩ tiêu cực của bạn khỏi sự tức giận.
- Hít thở sâu giúp tâm trí thoát khỏi suy nghĩ phiền não, nóng giận và tiêu cực. Khi thở đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng bình tĩnh lại và cân bằng cảm xúc mà bạn đang mang trong mình.
- Thiền giúp tăng cường nhận thức về các cảm nhận và trải nghiệm mà bản thân gặp phải. Đồng thời, thiền giúp bạn điều chỉnh cảm xúc dễ dàng hơn, và nếu gặp tình huống bất ngờ cũng sẽ xử lý bằng sự bình tĩnh, không bị cảm xúc tiêu cực hoặc tức giận làm mờ lý trí.
- Yoga là tập hợp các bộ môn thể chất và tinh thần có thể giúp bạn đạt được sự thanh thản của cơ thể và thư giãn tâm trí, từ đó, kiểm soát được căng thẳng và lo lắng.Thực hành các bài tập thở, thiền hoặc yoga.
2. Chăm sóc cơ thể của bạn
Khi bạn được nghỉ ngơi và khỏe mạnh về mặt thể chất thì bạn có thể xử lý tốt hơn những tình huống khó khăn. Những gì bạn ăn, uống và làm ngoài giờ làm việc ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn phản ứng về mặt cảm xúc tại nơi làm việc.
- Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chức năng não, bảo vệ trí nhớ, kiểm soát được cơn nóng giận và ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
- Ngủ đủ giấc, ngủ ngon sẽ đảm bảo ngủ đủ thời gian cần thiết để cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi.
- Chọn nước và đồ ăn nhẹ lành mạnh để giữ cho bạn tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày, khi đó bạn sẽ ít cáu kỉnh hơn.
- Hạn chế rượu và các chất khác. Ngoài giờ làm việc, một hoặc hai ly rượu có thể là cách tốt để thư giãn. Tuy nhiên, tránh phụ thuộc vào rượu hoặc ma túy để hoạt động.
Hãy đối xử với cơ thể của bạn bằng tình yêu thương và sự chăm sóc
3. Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của bản thân
Bạn nên thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá của bản thân đối với những sự việc xung quanh. Và bạn không thể kiểm soát được cảm xúc, định kiến của người khác, do đó, thay vì nghĩ rằng họ đang nói xấu bạn, bạn hãy lạc quan lên vì biết đâu họ đang nói về chuyện khác. Bạn không nên nghĩ đến những ẩn ý sâu xa về lời nói, hành động của người khác đối với bạn. Nếu nghĩ tiêu cực sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống, thời gian dài sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ.
4. Học cách đối mặt với khó khăn
Nếu bạn biết trước sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng để khắc phục và đạt kết quả cao hơn.
Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.
5. Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn.
Chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là gia đình, là mẹ, là bạn thân…Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Viết nhật ký là một hình thức để kiềm chế cảm xúc của bạn, đồng thời, giúp bạn lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của bản thân. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai.
6. Bình tĩnh trong mọi tình huống
Khi bạn nổi cáu bạn rất dễ mất bình tĩnh, lúc đó, có thể cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… điều này là yếu tố kết thúc mối quan hệ nhanh nhất. Vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách, bạn hãy giữ tỉnh táo, bình tĩnh để suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất và nhanh chóng tìm ra cách giải quyết mà không mất lòng ai. Đừng chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
Kiểm soát cảm xúc mang đến nhiều lợi ích trong công việc cũng như cuộc sống, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về thể chất và tâm lý. Ngoài năng lực chuyên môn, bạn nên tập cho mình kỹ năng quan trọng này để gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.