Lập kế hoạch kinh doanh là một kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự tư duy chiến lược mà còn phải dựa trên những yếu tố cụ thể, từ đó giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn và phát triển bền vững. Trong bài viết dưới đây, Proateco sẽ chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch kinh doanh.
Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu phác thảo các mục tiêu của công ty và các chiến lược để đạt được các mục tiêu đó. Kế hoạch này có giá trị đối với cả các công ty khởi nghiệp và các công ty đã thành lập. Đối với các công ty khởi nghiệp, một kế hoạch kinh doanh được xây dựng tốt là rất quan trọng để thu hút các nhà cho vay và nhà đầu tư tiềm năng. Các doanh nghiệp đã thành lập sử dụng các kế hoạch kinh doanh để duy trì đúng hướng và phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng của tổ chức.
Bắt đầu kinh doanh mà không có một kế hoạch nào hết? Vậy là bạn đang đùa với lửa đấy. Lập kế hoạch kinh doanh chính là hoạt động chủ chốt, là nền móng cho công việc của bạn, và đây là 6 lý do tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh:
- Thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư
- Xác định mức độ khả thi của chiến lược
- Hình dung được hướng đi và dễ dàng quản lý hơn
- Giảm thiểu rủi ro và hao hụt chi phí cho DN
- Xác định được khoảng mức chi phí cần bỏ ra cho hoạt động
- Giám sát các hoạt động kinh doanh
4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh
Quan điểm của các nhà lập kế hoạch kinh
Vì việc lập kế hoạch là do các nhà lập kế hoạch hoạch định nên quan ngoài những yếu tố tác động khách quan thì các kế hoạch vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch.
Giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch được lập ra có mối quan hệ với nhau. Cấp quản lý mà càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thường lập các kế hoạch tác nghiệp.
Chu kỳ kinh doanh
Mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn là hình thành, tăng trưởng, chín muồi, và suy thoái. Với mỗi giai đoạn thì việc lập kế hoạch là không giống nhau. Qua các giai đoạn khác nhau thì độ dài và tính cụ thể của các kế hoạch là khác nhau:
- Giai đoạn hình thành: Những người quản trị thường phải lập kế hoạch định hướng. Thời kỳ này rất cần tới linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, các nguồn cũng chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
- Giai đoạn tăng trưởng: Các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về cụ thể vì các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đang được đưa vào thị trường cho đầu ra đang tiến triển.
- Giai đoạn chín muồi: Tính ổn định và khả năng dự đoán được của doanh nghiệp là lớn nhất, nên kế hoạch dài hạn và cụ thể trong giai đoạn này là cần thiết.
- Giai đoạn suy thoái: Kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể sang định hướng. Giống như giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần tới sự mềm dẻo vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cũng được phân phối lại cùng với những điều chỉnh khác.
Hệ thống mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định quản lý và hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế. Mục tiêu là nền tảng của việc lập kế hoạch.
Do vậy, các nhà lập kế hoạch cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sự hạn chế về tài chính
Điểm quan trọng của ngân sách hoạt động của một công ty là việc nói ngắn gọn nếu muốn tồn tại và phát triển. Thế nên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để hoạt động. Điều này bao gồm tổng các chi phí thu chi liên quan đến nhân sự, phát triển, sản xuất, tiếp thị hay bất kì chi nào liên quan đến trực tiếp đến doanh nghiệp.
Công ty cần cho kế hoạch tài chính vào bản kế hoạch của mình. Đưa vào mục tiêu chiến lược cho vài năm đầu tiên và bất kì nhà đầu tư tiềm năng nào để việc lập kế hoạch kinh doanh trở lên hiệu quả nhất.
Thời gian của các mục tiêu đề ra
Thời gian của kế hoạch kinh doanh nêu rõ các cột mốc quan trọng mà doanh nghiệp hy vọng đạt được mục tiêtiêuo thời điểm dự định. Thời gian của kế hoạch kinh doanh bao gồm một số yếu tố dưới đây:
- Mục tiêu: Các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được mà doanh nghiệp muốn đạt được, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh chung của doanh nghiệp.
- Các dấu mốc quan trọng: Những thành tựu hoặc các dấu mốc quan trọng cho thấy tiến độ hướng tới các mục tiêu. Những mục tiêu này thường có thể định lượng được và đóng vai trò là mục tiêu tạm thời.
- Hành động: Các bước làm hoặc ý tưởng cần thực hiện để đạt được từng mốc quan trọng và cuối cùng là đạt được mục tiêu. Những hành động này thường được giao cho các nhóm hoặc cá nhân cụ thể.
- Deadlines: Khung thời gian mà các mốc quan trọng và mục tiêu cần đạt được để giữ cho kế hoạch đi đúng hướng. Deadlines giúp ưu tiên các nhiệm vụ và đảm bảo tiến độ kịp thời.
- Nguồn lực: Phác thảo các nguồn lực tài chính, nhân lực và vật lực được phân bổ cho từng hành động hoặc cột mốc, đảm bảo rằng kế hoạch là thực tế và khả thi.
- Điểm đánh giá: Đánh giá theo lịch trình về tiến độ của kế hoạch, cho phép điều chỉnh dựa trên hiệu suất, những thay đổi bên ngoài hoặc những thách thức không lường trước.
Kết hợp mốc thời vào kế hoạch kinh doanh sẽ mang lại con đường rõ ràng cho sự tăng trưởng, cải thiện hoạt động hoặc các thay đổi chiến lược khác.
Lập kế hoạch kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bằng cách nhận diện và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược phù hợp, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao khả năng đạt được mục tiêu dài hạn.